___________________

Liên hệ nhà vườn, tư vấn, thiết kế, chăm sóc không gian xanh của bạn

- Địa chỉ: Vườn xanh - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội

- Zalo: 0963.452.419 (Kỹ sư Hải)

- Điện thoại:0963.452.419(Kỹ sư Hải)

___________________



 Bạc hà là loại dược liệu thân thảo sống lâu năm, được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và y học hiện đại. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu tổng quan về công dụng của dược liệu bạc hà.

Tên khác: Bạc hà nam, nạt nặm, chạ phiéc hom (Tày)

Tên khoa học: Mentha arvensis L.

Họ: Bạc hà (Lamiaceae)

Bộ phận dùng: Bộ phận trên mặt đất

Công năng, chủ trị: Sơ phong, thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can, giải uất, giải độc. Chữa cảm mạo phong nhiệt, cảm cúm, ngạt mũi, nhức đầu, đau mắt đỏ, thúc đẩy sởi mọc, ngực sườn đầy tức.

Liều lượng, cách dùng: Ngày dùng 12 - 20g, hãm vào nước sôi 200 ml, cách 3 giờ uống một lần.


1. Đặc điểm của bạc hà


Cây bạc hà hay bạc hà băng có tên khoa học Mentha arvensis L., thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae) là loại cây sống lâu năm, thuộc loại thân thảo và có các đặc điểm như sau:


- Thân cây mềm hình vuông, mang mầm lá mọc bò lan và có chiều cao khoảng 40 – 50cm.


- Lá cây có răng cưa mọc đối, hoa có nhiều màu gồm màu hồng, trắng hoặc tím hồng;


- Quả cây thuộc loại quả bế có 4 hạt, các bộ phận của cây trên mặt đất đều có lông.


- Môi trường sống thích hợp của bạc hà ở độ cao từ 1300 – 1600m.

- Bạc hà tươi được thu hái cất tinh dầu hoặc phơi khô sau khi thu hoạch, bảo quản ở môi trường khô ráo. Tất cả các bộ phận trên mặt đất của bạc hà băng đều chứa tinh dầu với hàm lượng khoảng từ 1 – 3%, trong đó chủ yếu là limonen, menthol, methyl acetat, cimen, myrcen...


Liên quan

↪ Các loại cây tạo cảnh quan-không gian xanh

↪ Lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương cho không gian xanh - vườn cây

↪ Các loại cây giúp thanh lọc không khí ngôi nhà của bạn


2. Tác dụng của bạc hà


Nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học nhằm mục đích trả lời câu hỏi “ăn bạc hà có tác dụng gì?


Kết quả cho thấy bạc hà có nhiều tác dụng đối với sức khỏe:


Tác dụng theo dược lý hiện đại: Các nghiên cứu thực nghiệm sử dụng một liều nhỏ bạc hà trong điều trị cho thấy tác dụng: 

- Kích thích khu thần kinh, 

- Tăng độ hưng phấn, giãn nở mạch máu, tăng tiết mồ hôi và làm hạ thân nhiệt. 

- Sử dụng liều lớn hơn bạc hà cho tác dụng kích thích tủy sống, tê liệt phản xạ vận động và gây tê cục bộ. 

- Bên cạnh đó, dược liệu bạc hà còn cho tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều chủng vi khuẩn như Bacillus subtilus, Staphylococcus aureus, micrococcusglutamicus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Diplococcus pneumonie, Shigella, Salmonella Typhy, flexneri... và một số vi nấm như: Aspergillus fumigatus, Cadida albicans, A niger...


Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Dược liệu bạc hà có công dụng

- Trừ phong 

- Giảm đau, 

- Tăng tiết mồ hôi, kiện vị, chỉ ho, kích thích tiêu hóa, thúc ban sởi mọc. 


Vì vậy, dược liệu này được dùng trị ho, cảm mạo phong nhiệt, người bệnh sốt cao, đau đầu, nghẹt mũi và ít hoặc không tiết mồ hôi.


3. Công dụng của bạc hà


Dược liệu bạc hà băng được sử dụng trong điều trị bệnh khi đã qua chế biến. Một số dạng bào chế sử dụng trong điều trị như trà, dầu, dạng lỏng, viên nang...


Vậy bạc hà có công dụng gì và ăn bạc hà có tốt không?


Bạc hà sử dụng trong điều trị với những công dụng như sau:


Điều trị toàn thân: Bệnh lý đường hô hấp, cảm lạnh, đau dạ dày, viêm phổi, co thắt cơ, rối loạn ruột, bệnh lý về gan và túi mật, đồ mồ hôi...


Điều trị tại chỗ: Sát khuẩn, đuổi côn trùng, điều trị các bệnh lý về da, diệt bọ chét, loét miệng, vết cắn độc...


Bạc hà bào chế dạng viên nang (500mg chiết xuất bạc hà băng) thường được chỉ định với liều lượng 1 – 2 viên nang mỗi lần dùng và dùng 3 lần mỗi ngày, uống cùng nước trong bữa ăn đối với người trưởng thành. Bạc hà bào chế dạng lỏng như rượu thuốc... được khuyến cáo dùng liều 20 – 60 giọt mỗi lần dùng, liều lặp lại cách nhau 3 – 4 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, liều lượng bạc hà sử dụng trong điều trị là khác nhau tùy thuộc vào người bệnh (độ tuổi, tình trạng sức khỏe người bệnh...), dạng bào chế sử dụng và cần có chỉ định của bác sĩ điều trị.


4. Bạc hà trong các bài thuốc chữa bệnh


Bạc hà mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, vì vậy dược liệu này được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh như sau:


Chống viêm, làm sạch khoang mũi: Dược liệu chứa hàm lượng lớn chất chống viêm rosmarinic axit. Vì vậy, sử dụng vài giọt lá bạc hà tươi hoặc tinh dầu bạc hà pha với nước sôi, xông hơi trực tiếp sẽ có tác dụng làm sạch, thông xoang mũi. Bạc hà còn có công dụng điều trị hen, dị ứng do nhiễm trùng nấm..





Chống say tàu xe: Một ly nước ấm có chứa bạc hà hoặc tinh dầu bạc hà giúp giảm buồn nôn và tránh buồn nôn. Ngoài ra, sử dụng 3 – 4 giọt tinh dầu bạc hà vào khăn tay và hít đem lại công dụng chống say tàu xe hiệu quả;


Xua đuổi côn trùng: Sử dụng một lượng nhỏ tinh dầu bạc hà cho vào máy xông hơi có tác dụng khử sạch mùi hôi...


Trị hôi miệng: Uống một ly trà bạc hà hoặc nhai trực tiếp vài nhánh bạc hà khi cảm thấy hơi thở có mùi giúp khử mùi hiệu quả;


Giảm căng thẳng: Một ly trà bạc hà uống vào ban đêm (trước khi đi ngủ 30 phút) sẽ giúp dễ ngủ và giảm stress.


5. Tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng bạc hà băng


Một số tác dụng phụ khi sử dụng bạc hà băng như buồn nôn, bồn chồn, động kinh, chóng mặt, rát cổ họng, các vấn đề về thị giác và thính giác, tăng huyết áp, phá thai, suy nhược phổi và tổn thương não. Trong trường hợp gặp những tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý.


Liên quan

↪ Các loại cây tạo cảnh quan-không gian xanh

↪ Lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương cho không gian xanh - vườn cây

↪ Các loại cây giúp thanh lọc không khí ngôi nhà của bạn


Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng bạc hà băng trong điều trị bệnh như sau:


Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú cần tuân thủ quá trình sử dụng (liều lượng, thời gian điều trị) theo đúng như chỉ định của bác sĩ. Lá bạc hà bằng làm xuất hiện kinh nguyệt nên có khả năng đe dọa sảy thai ở phụ nữ đang mang thai, vì vậy để an toàn không nên sử dụng dược liệu này ở phụ nữ mang thai;


Bạn cần thông báo với bác sĩ điều trị trong trường hợp dị ứng, kích ứng với các thành phần của bạc hà, các loại thảo dược và thuốc khác;


Thông báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc các bệnh lý kèm theo và các loại thuốc bạn đang sử dụng (thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, khoáng chất) để tránh nguy cơ tương tác thuốc;


Không sử dụng bạc hà trong điều trị cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.


Như vậy bạc hà là dược liệu có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên cũng tương tự như những loại thuốc khác, bạc hà có thể tương tác tác với những loại thảo dược và thuốc khi dùng chung, dẫn đến những tác dụng phụ đối với sức khỏe. Vì vậy, mọi người cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.


Lá bạc hà có tác dụng gì? 7 lợi ích bạn nên biết!


Lá bạc hà là loại thảo dược chứa nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Thêm vào đó, còn phải kể đến những lợi ích như điều trị chứng khó tiêu, hội chứng ruột kích thích, chăm sóc sức khỏe răng miệng…

Bạn sẽ cần một chậu bạc hà trong nhà nếu nắm được 10 công dụng của lá bạc hà

Hàm lượng dinh dưỡng trong lá bạc hà

Bạc hà có chứa lượng nhỏ các dưỡng chất và khoáng chất như kali, magiê, canxi, phốt pho, vitamin C, sắt và vitamin A. Lá bạc hà có hàm lượng calo rất thấp – khoảng 25g lá tươi chỉ chứa 4 calo. Lá tươi chứa hàm lượng protein cùng chất béo không đáng kể, ngoài ra nó cũng chỉ chứa một ít carbohydrate. Một khẩu phần 25g bạc hà thông thường chứa tổng cộng chỉ 1g carbohydrate (trong đó đã bao gồm cả 0,5g chất xơ). Chất xơ chứa trong loại lá này có các tác dụng tốt cho sức khỏe như giúp hạ bớt mức cholesterol trong máu và làm giảm nguy cơ mắc bệnh béo phì.

7 tác dụng của bạc hà với sức khỏe

1. Lá bạc hà chống viêm

Bạc hà là loại cây có chứa chất chống oxy hóa và chất chống viêm được gọi là axit rosmarinic. Loại axit này đã được nghiên cứu về hiệu quả giúp làm giảm các triệu chứng do bệnh dị ứng theo mùa gây ra, hứa hẹn một phương pháp điều trị thiên nhiên hiệu quả mà ít tốn kém hơn.

2. Tốt cho phụ nữ đang cho con bú

Mặc dù việc cho trẻ bú sữa sẽ mang lại nhiều lợi ích đáng kể đối với cả mẹ và bé, tuy nhiên hoạt động này có thể gây đau và tổn thương đến núm vú. Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí International Breastfeeding Journal vào tháng 4 năm 2007 cho biết rằng nước từ lá bạc hà có thể mang lại hiệu quả giúp ích trong việc ngăn ngừa đau nhức ở núm vú đối với những phụ nữ cho con bú.

3. Lá bạc hà trị cảm lạnh thông thường

Bạc hà có chứa menthol – một chất làm loãng máu có mùi thơm tự nhiên có tác dụng tan đờm và niêm dịch, giúp mũi miệng thông thoáng hơn. Menthol cũng có hiệu quả làm dịu và giảm bớt cơn viêm họng, đặc biệt khi dùng kết hợp lá bạc hà với trà.

4. Hỗ trợ giảm chứng khó tiêu và đầy hơi

Bạc hà là một loại thảo mộc có tính dịu nhẹ. Từ lâu nó đã được sử dụng để chữa trị các chứng khó tiêu và khó chịu dạ dày. Bạc hà giúp tăng dịch tiết ra ở túi mật và giúp mật lưu thông tốt hơn. Điều này sẽ giúp tăng cường và đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa, đồng thời hỗ trợ giúp duy trì lượng cholesterol ở mức ổn định.

Lá bạc hà cũng có tác dụng giúp làm giảm đau và dịu bớt cơn khó chịu do đầy hơi và chướng bụng. Một ấm trà bạc hà nóng tự làm tại nhà chính là một liều thuốc thiên nhiên hiệu quả để trị chứng đầy hơi đấy!

5. Xoa dịu triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)
Các nghiên cứu đã nhận thấy rằng dầu bạc hà mang lại hiệu quả điều trị đối với những người thường trải qua các cơn đau hoặc khó chịu ở bụng do hội chứng ruột kích thích gây ra.

Trong một thử nghiệm lâm sàng, 75% bệnh nhân mắc hội chứng IBS được cho uống viên nang dầu bạc hà (dạng tan trong ruột) 2 lần mỗi ngày trong vòng 4 tuần. Kết quả cho thấy có sự cải thiện tình trạng bệnh đáng kể – giảm bớt tối thiểu 50% tổng thể các triệu chứng của bệnh IBS.

6. Ngăn ngừa loét dạ dày

Trong một nghiên cứu ở động vật, menthol đã được chứng minh hiệu quả giúp bảo vệ màng lót dạ dày khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của indomethacin và ethanol. Do đó, nó đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp ngăn ngừa bệnh loét dạ dày do uống nhiều rượu bia hoặc thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau.

7. Bảo vệ sức khỏe răng miệng

Bạc hà chính là một chất chống vi sinh vật tự nhiên và có tác dụng giúp hơi thở luôn thơm mát. Bạn có thể dùng trà từ lá bạc hà để súc miệng hoặc nhai lá bạc hà để sát khuẩn khoang miệng.

Tránh nhầm lẫn lá bạc hà và lá húng lủi


Nhiều người nhầm lẫn rằng bạc hà chính là lá húng lủi. Tuy nhiên trên thực tế, bạc hà KHÔNG PHẢI là húng lủi. Cần phải phân biệt hai loại lá này với nhau. Bạc hà có mùi thơm mạnh và the mát hơn lá húng lủi rất nhiều.


Cây bạc hà có khá nhiều dòng (bạc hà pepermint, bạc hà sả chanh, bạc hà socola,…) nhưng các giá trị dưỡng chất đối với sức khỏe vẫn tương đương nhau. 


Mua giống cây Bạc hà ở đâu?

Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới bài viết này để mua giống bạc hà về trồng, hoặc có thể mua cả chậu bạc hà để trồng nhé


Những chậu bạc hà với hương thơm the mát có thể đuổi côn trùng trong vườn bên cạnh các công dụng của lá bạc hà khác như đã chia sẻ. 

Chúc bạn đọc luôn dồi dào sức khỏe!

Thuốc nam, Bạc hà,Thảo dược,sức khỏe, Cây thuốc


___________________

Liên hệ nhà vườn, tư vấn, thiết kế, chăm sóc không gian xanh của bạn

- Địa chỉ: Vườn xanh - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội

- Zalo: 0963.452.419 (Kỹ sư Hải)

- Điện thoại:0963.452.419(Kỹ sư Hải)

___________________


#Cây cảnh; #Tưới phun sương; # Tưới tự động; # Tưới nhỏ giọt; #Cây xanh; # Cây hoa; #Cây hàng rào; #Cây ăn quả; #Cây bóng mát; #Hoa tết:# Lan rừng;#Nhà vườn;#Cây giống;#Phân bón;#Phân bón vi sinh;#Chăm sóc cây xanh;#Dụng cụ trồng cây;#Cây chuỗi ngọc; #Cây trắc bách diệp

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét



 
Cây xanh đẹp mắt - Green space ©Email: Khonggiansongxanh@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top