___________________

Liên hệ nhà vườn, tư vấn, thiết kế, chăm sóc không gian xanh của bạn

- Địa chỉ: Vườn xanh - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội

- Zalo: 0963.452.419 (Kỹ sư Hải)

- Điện thoại:0963.452.419(Kỹ sư Hải)

___________________



Khi nhắc đến cây xanh, chúng ta sẽ nghĩ ngay tới vai trò cao cả của nó là bảo vệ môi trường. Nhưng bạn biết không, cây xanh trong thiết kế cảnh quan còn có vai trò làm đẹp – tô điểm cho cảnh quan các công trình kiến trúc, sân vườn, biệt thự…

Khác với điêu khắc, hội hoạ và các loại hình kiến trúc khác, nghệ thuật kiến trúc cảnh quan thường xuyên “thay da đổi thịt” theo nhịp “sống động” của môi trường thiên nhiên: cây đang đâm chồi nảy lôc, nước đang làm xói mòn đất đá, chim đang làm tổ…

Ở vùng ngoại ô, cây xanh thường được thụ cảm ở những mảng rộng, cảnh quan lớn do đó cây thường ở dạng tự nhiên.

Trong đô thị, để tổ hợp với khu xây dựng, thực vật thường ở dạng cây trồng theo mảng, rừng nhỏ, khóm cây, cây độc lập… hình thức cây có thể ở dạng tự nhiên hay cắn xén, uốn theo hình thù nhất định.

Đặc biệt trong các không gian nhỏ của vườn, quảng trường hay sân trong v.v… cây thường được cắt xén, tỉa tót. Ở đây khoảng cách nhìn gần nên hình dáng và màu sắc cây rất quan trọng. Do đó, để sử dụng tối đa giá trị nghệ thuật và các tính chất khác nhau của cây hoa lá cần nghiên cứu việc chọn loại cây và nguyên tắc phối kết cây xanh.

Những đặc điểm hình thái của cây xanh như: Hình dạng (tán lá, thân cây), màu sắc (lá, hoa, thân cây, trạng mùa của lá…) là những yếu tố trang trí làm tăng giá trị thẩm mỹ của công trình kiến trúc.

Chính vì vậy, để khai thác tối đa giá trị của cây xanh. Chúng ta cần nghiên cứu về đặc tính của mỗi loài cây, để có cách phối kết cây xanh phù hợp. Mang lại không gian sống tươi xanh và tôn thêm vẻ đẹp cho mảng cảnh quan xung quanh.

Có nhiều tiêu chí để phân loại cây xanh trong thiết kế cảnh quan. Trong đó, căn cứ theo mục đích sử dụng, cây xanh trong thiết kế cảnh quan thường được chia ra 3 nhóm chính: cây che bóng; cây trang trí, cây che phủ nền. Hoặc cũng có thể phân chia dựa trên vị trí trồng thành 3 loại chính: cây hàng rào; Cây sân vườn; Cây trong nhà ....

I. Cây hàng rào 

Nếu bạn muốn có một không gia xanh, đẹp nhìn từ ngoài vào, với diện tích đủ và khoảng không rộng, bạn có thể tạo một hàng rào bằng cây xanh đẹp mắt mà vẫn đảm bảo độ vững chắc bảo vệ nhà bạn.

Các cây hàng rào phổ biến như có thể phân chia thành các nhóm khác nhau: Nhóm cây gỗ nhỏ; Nhóm cây bụi; Nhóm dây leo 

1. Cây hàng rào là cây gỗ nhỏ

Những cây hàng rào gỗ nhỏ có thể kể đến là: Duối (Duối gai hoặc duối trơn), Trắc bách diệp, Chuỗi nhọc, Hoàng Nam, ...

1.1. Cây trắc bách diệp: Cây Trắc Bách Diệp hay còn có tên là cây Trắc Bá Diệp, Trắc Bá Điệp, Bách Diệp, Bá Tử Nhân. Tên khoa học cây Trắc Bách Diệp: HedPlatycladus orientalis (L.) Francoe.  Trắc Bách Diệp được coi là cây trừ tà, điều khí, mang lại may mắn chi gia chủ. Do đó, Trắc Bách Diệp được sử dụng nhiều làm cây nội thất, cây ngoại thất, cây bonsai để trang trí sân vườn, nơi công cộng,  hàng rào ... làm đẹp cảnh quan. Trắc Bá Diệp là dung làm thuốc chữa bệnh.  Theo các bài thuốc dân gian thì loài cây này là một loại thuốc quý mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể con người chúng ta..

Loài cây này là loài cây gỗ quý có mùi thơm được làm hương liệu, ở môi trường tự nhiên chúng có thể đạt tới chiều cao trên 10m và ngày ay người ta trồng nhiều để làm cảnh, đồng thời khống chế chiều chỉ từ 3-5m, với những loại để bàn chỉ có vài chục cm.

Cây Trắc Bách Diệp sinh trưởng tốt trong điều kiện lạnh giá, mùa đông kéo dài, chịu hạn khá kém nên thường xuyên phải giữ ẩm cho cây, đối với môi trường đất chúng phù hợp sống trên môi trường đất nặng.

Trắc bách diệp được trồng làm hàng rào


↪ Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây trắc bách diệp


1.2. Cây chuỗi ngọc

Chuỗi ngọc hay được biết đến là cây thanh quan, cây rìa xanh, cây chuỗi vàng, có tên khoa học là Duranta repens thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Chuỗi ngọc là cây có khả năng sinh trưởng và phát triển nhanh (có thể cao từ 0.2 – 3m) thường được sử dụng trồng làm cây công trình như: ở công viên, vỉa hè, khu đô thị,…

Cây chuỗi ngọc được trồng ở các công trình tạo hàng rào đẹp

↪ Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây Chuỗi ngọc

1.3. Cây nguyệt quế

Cây Nguyệt quế:

Tên khác: Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương.

Tên khoa học: Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutacaea).

Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.

Nguồn gốc: từ các nước châu Á.

Đặc điểm: Nguyệt Quới là thực vật có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm. Quả hình bầu dục có xanh có đốm nhỏ khi còn non, chuyển đần từ cam sang đỏ khi chín. Thân gỗ thẳng nhỏ, cao từ 2-8m, dáng đẹp, có thân nhẵn. Lá kéo lông chim lẻ, mọc cách.

↪ Xem thêm: Hướng dẫn trồng cây Nguyệt quế

1.4. Hoàng Nam: Cây thân thẳng, tán hẹp dạng tháp, lá thuôn dài, mềm, cong xuống, hình dáng phù hợp để trồng hàng dãy phân cách, khu trung tâm,… đặc biệt là các công trình kiến trúc theo phong cách Châu Âu, tạo nét chấm phá cho cảnh quan.

Cây Hoàng nam

2. Nhóm cây tre-trúc làm cây hàng rào

Nhóm tre trúc: Thường được trồng trang trí sân vườn, trồng thành hàng rào tạo lối đi thẳng hàng. Hoặc trồng cạnh các bờ tường nhà, che chắn những bức tường xấu, thô kệch. Nó sẽ mang lại trong khí trong lành, mát mẻ và thanh bình đến cho ngôi nhà.


Cây trúc cần câu

3. Cây dạng bụi làm cây hàng rào:

Nhóm cây có hoa: Gồm những cây thân gỗ nhỏ mọc đơn hay mọc bụi có hoa nhiều màu sắc. Có thể trồng đơn lẻ hay thành cụm, theo mảng hay trong chậu, điểm thêm màu sắc cho khuôn viên của bạn. Có nhiều loại cây có hoa với màu sắc đa dạng, bạn có thể tha hồ lựa chọn tùy theo nhu cầu, sở thích và mùa vụ ra hoa


Hoa Loa kèn - Hoa tháng Tư


Cây Hoa hồng
4. Cây dây leo làm cây hàng rào

Tuỳ thuộc công trình kiến trúc mà chọn loại cây thích hợp, tạo bóng râm, che tường, trang trí cổng, cột…

* Cây dây leo có hoa:

Cây Hoa Giấy


Cây Hoàng thảo

* Cây dây leo không có hoa:


Cây Cúc tần Ấn độ

↪Xem thêm:  Xem thêm đầy đủ hơn về cây hàng rào tại đây

II. Cây sân vườn

Sân, vườn nhà bạn có hệ thống cây xanh vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa giúp điều hoac không khí cho ngôi nhà của bạn. Cây sân vườn có thể chia làm nhiều loại khác nhau như: Cây che bóng; Cây ăn quả; Cây thuốc; .....

2.1. Cây bóng mát:

Cây che bóng là cây xanh trong thiết kế cảnh quan phổ biến, cây thuộc nhóm cây tầm cao, dành cho khuôn viên có không gian lớn, cần được phủ bóng mát.

Cây che bóng bao gồm:

2.1.1. Cây bóng mát thường: Cây Lộc Vừng, Cây Me Chua,…

Cây Lộc Vừng: là cây cho tán rộng nên thường được trồng làm cây bóng mát. Tạo cảnh quan xanh cho sân vườn, nơi công cộng như công viên, bệnh viện, trường học hay khu đô thị, khu sinh vật cảnh,…


Cây lộc vừng

Cây Me Chua: là loại cây thân gỗ, có khả năng thích nghi cao, dễ sinh trưởng, phù hợp trồng cho các tuyến đường, công viên, khu công nghiệp,…


Cây Me Chua - Có thể trồng trong nhà hay đường phố



2.1.2. Cây bóng mát có hoa: Sứ Trắng, Kèn Hồng, Chuông Vàng,…

Sứ trắng: Cao tầm 2-3m, đường kính gốc: 6-8 cm. Sứ cho hoa đẹp, thơm nên được trồng rất nhiều làm cây trang trí cảnh quan, cây bóng mát trong nhiều công trình công cộng.

Bên cạnh việc tạo bóng mát, cây có hoa tạo điểm nhấn, mang màu sắc tươi tắn và không khí trong lành đến mọi không gian.


Cây hoa sứ trắng

Lưu ý: Không nên trồng cây bóng mát có hoa gần hồ nước hay bất kì nơi nào bạn không muốn lá và hoa rụng.

2.1.3. Cây bóng mát là cây ăn quả: như Cây mít, Cây bưởi; Cây Sa kê, cây xoài, cây vú sữa, Cây sấu; Cây nhãn …

1. Cây mít

Là loại cây ưa chuộng trồng sân vườn, khuôn viên nhà, vừa có quả sạch để ăn, vừa có cây để làm cảnh và cho bóng mát, đồng thời tiết kiệm được diện tích sân vườn. Mít là loại cây ăn quả được biết đến hàng nghìn năm nay, cây mít có quả thơm ngon có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người, là loại cây lâu năm nên khi trồng mít một lần cây cho quả đến mấy chục năm sau, đồng thời là loại cây dễ chăm sóc không cần tốn công sức của người trồng.  Mít không chỉ để ăn quả khi chín, mà nó còn được áp dụng trong việc chế biến thực phẩm như: Mít sấy khô, làm kẹo, làm nước uống, nấu ăn …Vì thế nhu cầu sử dụng mít đối với người tiêu dùng là rất cao. 

Vài năm trở lại đây, người dân còn trồng rất nhiều để chuyên kinh doanh bởi mít không chỉ có những ưu điểm trên, mà nó còn có năng suất và giá trị kinh tế hơn so với loại quả khác. 

↪ Xem thêm kĩ thuật chăm sóc, nhân giống, mua giống cây mít tại đây

2. Cây Bưởi

Cây bưởi (Pomelo): 

Tên tiếng anh/Tên khoa học: Pomelo

Có nhiều giống trồng có quả chua, ngọt khác nhau. Thường nói đến nhiều là Bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) quả tròn, ngọt, nhiều nước; Bưởi Vinh, quả to có núm, ngọt, ít nước, trồng nhiều ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); Bưởi Phúc Trạch quả to, ngọt, nhiều nước, trồng nhiều ở Hương Khê (Hà Tĩnh); Bưởi Thanh Trà (Huế) quả nhỏ nhiều nước, ngọt và thơm; loại Thanh Trà hồng ngon nhất; Bưởi Biên Hoà (Đồng Nai) quả to, ngọt; nhiều nước, trồng ven sông Đồng Nai; Bưởi đào, ruột và múi màu đỏ nhạt, thường rất chua; Bưởi gấc, quả đỏ, chua, trồng ở ngoại thành Nam Định (Nam Hà) dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết.

Bộ phận dùng của cây bưởi (Pomelo) và các sản phẩm từ quả bưởi: Bưởi ngoài việc dùng quả là một trái cây để ăn cực kỳ ngon và bổ dưỡng thì các thành phần của cây bưởi (Pomelo) người ta còn sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau:

+ Vỏ quả, lá và dịch quả cũng được sử dụng. Người ta thu hái những quả chín vào mùa thu-đông, đem phơi trong râm rồi gác bếp; khi dùng rửa qua cho sạch, gọt lấy lớp vỏ the ở ngoài. Lá thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi trong râm. 

+ Thực phẩm và đồ uống: Nước ép bưởi, rượu bưởi, trà bưởi, mứt bưởi, chè bưởi, chế biến món ăn khác từ bưởi...

+ Các sản phẩm khác: Nhang bưởi…

+ Bưởi còn được dùng để trang trí trong nhà và vào những dịp tết và bày trên mâm ngũ quả: Bưởi cảnh, bưởi bonsai, bưởi hồ lô, bưởi có in bản đồ Việt Nam... 

Giá trị dinh dưỡng trong quả bưởi: Vỏ quả ngoài rất giàu chất narin-gosid, do đó có vị đắng, trong vỏ có tinh dầu, tỷ lệ 0,80-0,84%; quả chứa 0,5% tinh dầu; trong lá cũng có tinh dầu. Tinh dầu vỏ bưởi chứa d-limonen, a- pinen, linalol, geraniol, citral; còn có các alcol, pectin, acid citric. Dịch quả chín có nhiều chất bổ dưỡng: nước 89%, glucid 9%, protid 0,6%, lipid 0,1% và các khoáng Ca 20mg%, P 20mg%, K 190mg%, Mg 12mg%, S 7mg% và Na, Cl, Fe, Cu, Mn... Có các vitamin (tính theo mg%) C 40, B 0,07, B2 0,05 PP 0,3 và tiền sinh tố A 0,1. 100 mg dịch quả cung cấp cho cơ thể 43 calo.

Tác dụng của bưởi trong y học: Trong cuốn Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết về Bưởi; Vỏ quả Bưởi gọi là Cam phao, vị đắng cay, tính không độc, thông lợi, trừ đờm táo thấp, hoà huyết, giảm đau; trị tràng phong, tiêu phù thũng. Bỏ cùi trắng, lấy lớp vỏ vàng sau dùng. Ngày nay, ta dùng vỏ quả, xem như có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng trừ phong, hoá đàm, tiêu báng (lách to), tán khí thũng (phù thũng thuộc khí). Ở Trung Quốc, người ta cho là nó làm để tiêu, giúp sự tiêu hoá, làm long đờm, chống ho. Lá có vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm. Cụ Tuệ Tĩnh đã cho biết quả bưởi vị chua, tính lạnh, hay làm cho thư thái, trị được chứng có thai nôn nghén, nhác ăn, đau bụng, hay người bị tích trệ ăn không tiêu. Nay ta dùng dịch quả có tính chất khai vị và bổ, lợi tiêu hoá, khử lọc, dẫn lưu mật và thận, chống xuất huyết, làm mát.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ quả dùng trị đờm kết đọng ở cổ họng và cuống phổi, đau bụng do lách to; còn dùng trị đau dạ dày, đầy bụng, ăn uống không tiêu, ho nhiều, hen, đau thoát vị. Lá dùng chữa sốt, ho, Nhức đầu, hắt hơi, kém ăn; còn dùng chữa viêm vú, viêm amygdal. Ở Ấn Độ, người ta dùng chữa bệnh động kinh, múa giật và ho có co giật. Dịch quả dùng trong trường hợp chán ăn, mệt mỏi khó tiêu, ngộ độc, da huyết, tạng khớp, ít nước tiểu, suy mật, giòn mao mạch, chứng sốt và bệnh phổi. Vỏ hạt có pectin dùng làm thuốc cầm máu. Hoa bưởi được dùng để cất tinh dầu thơm, dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

Cách dùng bưởi để trị bệnh: Vỏ quả và lá được dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày dùng 10-15g. Dịch quả dùng uống trong, ngày uống 3 lần trước các bữa ăn. Lá dùng ngoài không kể liều lượng. Người ta dùng nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm để chữa sưng chân do hàn thấp, chướng khí, giảm đau do trúng phong tê bại. Lá non dùng chữa sưng trên khớp, bong gân, gãy xương do ngã, chấn thương; còn dùng chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh. Hạt bưởi bỏ vỏ ngoài, nướng chín đen rồi nghiền thành bột dùng bôi chốc lở da đầu, ngày 2 lần, trong 2-3 ngày.

↪ Xem thêm: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bưởi, nơi mua giống cây bưởi

Cây Sa kê:

Cây Sa kê


2. Cây trang trí:

Là cây thuộc nhóm cây tầm trung, được chia thành các nhóm nhỏ:

2.1. Cây phân loại theo hình khối, dáng dấp

2.1.1. Có xén tỉa: như Hồng lộc, Phi lao…

Phi lao: Cây có khả năng chịu hạn tốt, thích hợp trồng ở vùng biển đất mặn. Cây thường được trồng làm đai phòng hộ, cố định cát xung quanh ven biển.


Cây Phi lao

Hồng lộc:  Cây có chiều cao: 1,2- 1,5m, tán hình trứng hay bầu dục. Lá non có màu sắc sặc sỡ, thường có màu hồng hoặc màu cam vàng rất đẹp.


Cây Hồng lộc

Hồng Lộc thường được sử dụng trang trí cụm tiểu cảnh, lối vào các con đường, dãy phân cách giao thông hay trục dẫn lối đi ở các công viên, khu công nghiệp, khu đô thị




3. Cây che phủ nền:
Loài đặc trưng của cây phủ nền là cây cỏ – thuộc nhóm cây tầm thấp. Cỏ có chức năng làm “nền” cho đất xanh, có tác dụng tạo nên một không gian rộng lớn hơn thực tế, tạo nên cảm giác yên tĩnh.
Những loại cây bụi thấp thường được trồng phủ nền trong các dự án cảnh quan quy mô lớn, với vóc dáng nhỏ nhắn, um tùm đặc trung của cây bụi, cây có tác dụng tạo thảm trang trí đẹp, chống xói mòn đất ở những vùng đồi dốc, trồng viền trên các dải phân cách, lề đường hoặc trên đường phố, công viên, quán cafe sân vườn…

3.1. Cây phủ nền – có hoa
- Cây cỏ lạc: hay còn gọi là cỏ đậu phộng, lạc tiên, có tên khoa học là Arachis pintoi, cây thuộc dạng thân bò, sống lâu năm, có chiều cao trung bình khoảng từ 20 – 80cm, có lá màu xanh đến xanh đậm, hình bầu dục, đầu tròn, mép nguyên, cuống lá hơi có hình trái tim, mặt lá phủ lông tơ mịn, lá mọc đối.

Cây có lạc có thể chịu được thời tiết khắc nghiệt, có thể sống tốt ở mọi loại đất, dù là cằn cỗi hay nắng gắt, cây vẫn khoe được sức sống mãnh liệt của nó.

Cây cỏ lạc

Cây Ngũ sắc
Cây ngũ sắc hay còn gọi là cây bông ổi, là loài cây bụi có cành mềm, dài, gai mềm và cong xuống.

Lá cây hình trái xoan, có khía răng, mặt trên xù xì, mặt dưới có lông tơ trắng. Hoa của cây ngũ sắc thường nở vào khoảng tháng 6 đến tháng 10 với nhiều màu sắc sặc sỡ như đỏ, trắng, hồng, vàng.

Cây ngũ sắc thường được trồng trong các khu công nghiệp, khu đô thị, công viên hay các cảnh quan sân vườn biệt thự.

Cây chỉ cần được cung cấp đủ ánh sáng và đất trồng thoát nước tốt là cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh.

Cây Ngũ sắc

Cây Hoa mười giờ

Cây mười giờ, hay còn được gọi là hoa tí ngọ, hoa lệ nhi, có tên khoa học là Portulaca grandiflora, cây thuộc họ rau sam Portulacaceae, có nguồn gốc ở Nam Mỹ, và nay đã được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Hoa mười giờ thuộc loại cây thân thảo mọng nước, có thể đẻ ra rất nhiều cành nhánh, chiều cao trung bình của cây khoảng 10 – 30cm. Thân cây có màu hồng nhạt, mọng, giòn, lá màu xanh nhạt, nhỏ, hình bông hồng nhỏ xinh.
Ngày nay, mười giờ có rất rất nhiều màu sắc khác nhau nở rực rỡ và thu hút người nhìn như mày vàng, trắng, hồng nhạt, hồng đậm, cam, đỏ…


Cây mười giờ

3.2. Cây phủ nền – không có hoa

Tùy theo mục đích sử dụng và không gian khuôn viên thiết kế của khách hàng mà lựa chọn loại cây che phủ nền phù hợp.

Cây Tía tô cảnh
Đây là loại cây bụi để phủ nền với chiều cao trung bình từ 20 – 40cm, lá cây có màu đỏ tía viền xanh, hình bầu dục thuôn dài. Loại cây này khá ưa sáng hoặc bán râm. Chúng có khả năng sinh trưởng trong nhiều điều kiện như nóng ẩm, gió lạnh hoặc khô hạn.

Ngoài công dụng phủ nền, cây còn được dùng để tạo viền, tạo hình hoặc tạo chữ ở công viên hoặc các khu du lịch.

Cây Tía tô cảnh


Cây Thài lài tía

Cây thài lài tía có tên khoa học là Tradescantia pallida, cây thuộc họ Thài lài Commelinaceae, cây có thân màu tím sặc sỡ với thân và lá mọng nước, cây có thể lan rộng ra xung quanh khu vực trồng. Lá thài lài dài và nhọn ở đầu, chiều dài từ 7,6 – 12,7cm, rộng 2,5cm, thân và mặt trên của lá có màu đỏ tía hoàng gia đậm hay màu lam ngọc xám.

Cây thài lài tía thích ánh sáng bán phần, cây ưa ẩm, sống tốt trong đất khô và có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần tưới nước.


Cây Thài lài tía

Cây Cỏ Lan chi

Cây cỏ lan chi hay còn gọi là thảo lan chi, cây có tên khoa học là Chlorophytum bichetii, cây thuộc họ Tỏi rừng Asphodelaceae, cây có nguồn gốc từ các nước Châu Phi vùng nhiệt đới.

Tưởng như cây lan chi trông có vẻ rất yếu đuối, mỏng manh, nhưng đây lại là loài cây có sức sống khá mãnh liệt, chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết, dù là độ ẩm hạn chế hay do thiếu sáng.
Có Lan chi

Trên đây là phân loại cây xanh trong thiết kế cảnh quan căn cứ vào tiêu chí mục đích sử dụng. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn cây xanh trong việc thiết kế cảnh quan, không gian nhà, vườn của mình để có không gian xanh, mát giúp sống khỏe mỗi ngày.

Chúc bạn thành công và có không gian - cảnh quan đẹp!

___________________

Liên hệ nhà vườn, tư vấn, thiết kế, chăm sóc không gian xanh của bạn

- Địa chỉ: Vườn xanh - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội

- Zalo: 0963.452.419 (Kỹ sư Hải)

- Điện thoại:0963.452.419(Kỹ sư Hải)

___________________


#Cây cảnh; #Tưới phun sương; # Tưới tự động; # Tưới nhỏ giọt; #Cây xanh; # Cây hoa; #Cây hàng rào; #Cây ăn quả; #Cây bóng mát; #Hoa tết:# Lan rừng;#Nhà vườn;#Cây giống;#Phân bón;#Phân bón vi sinh;#Chăm sóc cây xanh;#Dụng cụ trồng cây;#Cây chuỗi ngọc; #Cây trắc bách diệp

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét



 
Cây xanh đẹp mắt - Green space ©Email: Khonggiansongxanh@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top