___________________

Liên hệ nhà vườn, tư vấn, thiết kế, chăm sóc không gian xanh của bạn

- Địa chỉ: Vườn xanh - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội

- Zalo: 0963.452.419 (Kỹ sư Hải)

- Điện thoại:0963.452.419(Kỹ sư Hải)

___________________



Cây Nguyệt quế (Cách gọi của Việt Nam) còn có tên là Nguyệt Quới,  Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương. Hiện nay, một số sách báo nhầm Nguyệt Quới (Murraya paniculata) với loài Nguyệt quế thực thụ – Nguyệt quế Hy Lạp (Laurus nobilis). Vì vậy, hiện nay khi nhắc đến Nguyệt Quế thì đa số mọi người sẽ bị nhầm lẫn và nhớ đến loại cây kiểng Nguyệt Quới.

Cây Nguyệt quế:

Tên khác: Nguyệt Quất hoặc Cửu Lý Hương.

Tên khoa học: Murraya paniculata thuộc chi Murraya, họ Cam (Rutacaea).

Tên tiếng Anh: Orange Jasmine.

Nguồn gốc: từ các nước châu Á.

Đặc điểm: Nguyệt Quới là thực vật có hoa trắng hơi vàng, mùi thơm, hoa mọc từ chùy nhỏ ở nhách lá hay đầu cành, nở quanh năm. Quả hình bầu dục có xanh có đốm nhỏ khi còn non, chuyển đần từ cam sang đỏ khi chín. Thân gỗ thẳng nhỏ, cao từ 2-8m, dáng đẹp, có thân nhẵn. Lá kéo lông chim lẻ, mọc cách.

Nguyệt Quới – Orange Jasmine thường được biết đến dưới tên Nguyệt Quế tại Việt Nam.

Cây nguyệt quế có mấy loại?

Nguyệt quế có 3 loại phổ biến là: nguyệt quế lá lớn, nguyệt quế lá nhỏ và nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn.

1. Nguyệt quế lá lớn

Nguyệt quế lá lớn có lá to, mọc thưa được trồng làm cây Bonsai kích thước lớn. Nguyệt quế lá lớn có đặc tính ưa đất pha cát, đất phù sa và chịu hạn tốt. Nên khi trồng trong chậu cần thoát nước nhanh, không nên để cây bị úng nước làm chết cây. Nên để lại vài lá, mầm ở đầu cành khi tỉa cây, không nên cắt trụi vì dễ làm chết cây.

2. Nguyệt quế lá nhỏ

Nguyệt quế lá nhỏ là loại được người chơi Bonsai, cây kiểng ưa thích vì nở rộ và rất nhiều bông. Giống cây nguyệt quế lá nhỏ là loại có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam hiện nay.

3. Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn

Nguyệt quế lá nhỏ thân xoắn là loại có thân xoắn khá độc đáo, bộ rễ đẹp hơn so với loại nguyệt quế lá nhỏ thông thường. Khi cây nguyệt quế thân xoắn cao đến 40cm thì bắt đầu xoắn lại, bện vào nhau như sợi dây thừng rất độc đáo.

Cây nguyệt quế thường trồng ở đâu?

Phân bố: Cây Nguyệt Quế (Nguyệt Quới) thường mọc hoang ở rừng thưa miền Bắc đến Trung Bộ, mọc dọc bờ nước, thung lũng, đồi núi và trong rừng nhiệt đới.

Hiện nay, cây Nguyệt quế được trồng ở khắp mọi nơi để làm cây cảnh, cây bonsai trước nhà, sân vườn, công viên, khu tiểu cảnh, lối đi, hàng rào …

Cây Nguyệt quế -Làm Bon sai đẹp

Cây Nguyệt quế -Làm hàng rào đẹp


Cách trồng cây Nguyệt Quế và kỹ thuật chăm sóc cây Nguyệt quế

1. Nhân giống:

Để trồng và nhân giống cây Nguyệt Quế có 4 phương pháp phổ biến là:

Gieo hạt.

Giâm cành

Chiết cành: nên chọn cây mẹ khỏe mạnh, chọn cành không quá già cũng không quá non để cây giống phát triển tốt.

Ghép mắt: nên lựa gốc cây để ghép mọc thẳng, không bị dị dạng và sâu bệnh.

2. Đất trồng

Đầu tiên ta cần chọn được loại đất trồng phù hợp với cây. đây là một trong những yếu tốc quan trọng quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Đất nên là loại đất thịt pha, thoát nước tốt, màu mỡ và có độ pH từ 5-7.

Công thức đất trộn đất trông cây nguyệt quế: đất phù xa + sơ dừa + mùn trấu + phân chuồng theo tỉ lệ 2:1:1:1

Liên quan

↪ Các loại cây tạo cảnh quan-không gian xanh

↪ Lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương cho không gian xanh - vườn cây

↪ Các loại cây giúp thanh lọc không khí ngôi nhà của bạn

Khi nào thì cần thay đất cho cây?

Sau một thời gian trồng cây, đất sẽ hết chất dinh dưỡng, trở nên cằn cỗi, lúc này ta cũng cần phải thay đất hoặc sang chậu cho cây. Biểu hiện của đất cằn cỗi, hết chất là cây kém tươi, bắt đầu nhuốm vàng, bệnh hoạn, nhiều rễ con lồi lên mặt đất. Nếu trồng cây trong chậu thì sau 3-4 tháng nên thay đất cho cây một lần, bằng cách bỏ bớt 1/4-1/3 đất cũ và thêm hỗn hợp đất mới. Nên sang chậu vào màu xuân hoặc trước mùa mưa để cây phát triển, đâm chồi nảy lộc trong thời tiết mát mẻ.

Cách thay chậu cho cây

Bước 1: Lấy cây ra khỏi chậu. Tưới nước cho cây trước 1 buổi cho đất thật nhão và chỉ cần nghiên chậu để lấy cây ra. Hoặc nếu không kịp tưới nước, ta dùng dao cùn xắn từ phần đất sát thành chậu, cho đến khi bầu đất và thành chậu tách riêng ra thì có thể nhấc cây lên.

Bước 2: Cắt bỏ bớt phần rễ lớn và rễ con đã quá già, để lại phần rễ non, bộ rễ phải gọn gàng. Cắt tỉa những cành, nhánh cây mọc không đúng và sửa sao cho cây theo ý mình trước khi cho vào chậu mới .

Lưu ý: Nên dùng kéo, kìm bén để vết cắt ngọt, tránh bị giập nát.

3. Bón phân

Cần bón phân cho cây theo chu kỳ 1-2 tháng một lần, lượng bón cho mỗi cây/đợt tùy theo cây lớn nhỏ như sau:

NPK 20-20-15 bón từ 5-10 gam

Phân Dinamix bón từ 15-20 gam

Trong thời kỳ cây đang phát triển cần bón phân kali để đảm bảo cây cứng cáp, an toàn cho cây phát triển.

4. Nước và độ ẩm:

Cây nguyệt quới cần tưới nhiều nước và thích hợp với độ ẩm cao.

5. Nhiệt độ:

Nhiệt độ thích hợp để cây có thể sống và phát triển là 13°C – 39ºC, thích hợp nhất từ 23 ºC – 29ºC, ngừng sinh trưởng dưới 13ºC và cây chết -5ºC.

6. Ánh sáng:

Nguyệt quế không thích ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp là vào buổi sáng và buổi chiều tối, lúc ánh sáng nhẹ vào ban ngày.

Khi nắm rõ các kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Nguyệt Quế trên, bạn chỉ cần thêm một chút thời gian chăm bón để có những cây nguyệt quế đẹp, ra hoa quanh năm.

Mua Nguyệt quế ở đâu?

Bạn có thể liên hệ địa chỉ dưới bài viết này để mua giống cây nguyệt quế

Chúc bạn thành công!

___________________

Liên hệ nhà vườn, tư vấn, thiết kế, chăm sóc không gian xanh của bạn

- Địa chỉ: Vườn xanh - Song Phương - Hoài Đức - Hà Nội

- Zalo: 0963.452.419 (Kỹ sư Hải)

- Điện thoại:0963.452.419(Kỹ sư Hải)

___________________


#Cây cảnh; #Tưới phun sương; # Tưới tự động; # Tưới nhỏ giọt; #Cây xanh; # Cây hoa; #Cây hàng rào; #Cây ăn quả; #Cây bóng mát; #Hoa tết:# Lan rừng;#Nhà vườn;#Cây giống;#Phân bón;#Phân bón vi sinh;#Chăm sóc cây xanh;#Dụng cụ trồng cây;#Cây chuỗi ngọc; #Cây trắc bách diệp

0 nhận xét Blogger 0 Facebook

Đăng nhận xét



 
Cây xanh đẹp mắt - Green space ©Email: Khonggiansongxanh@gmail.com. All Rights Reserved. Powered by >How to best
Top